NHƯNG CĂN BỆNH NGUY HIỂM ĐẾN TÍNH MẠNG CỦA HAMSTER!! ĐỪNG LO......HÃY ĐỌC BÀI VIẾT NÀY

Những bệnh thường gặp của hamster và cách sử lý.


Nếu bất chợt những chú chuột hamster bị yếu hay lờ đờ có thể chúng đã bị một trong những chứng bệnh sau đây

Hình ảnh có liên quan

1. Chứng dị ứng: hamster có thể bị dị ứng với mùn cưa gỗ thông, 1 số thức ăn, khói thuốc… Bệnh này chủ yếu là do di truyền từ đời này qua đời khác. Những biểu hiện như hắt hơi, cào cấu, chảy nước mắt, chân phồng rộp, thở khò khè, những điểm trắng xung quanh mắt, tai sau là những biểu hiện của bệnh này. Bỏ những thứ mới dc cho vào ra khỏi lồng, chuồng của hams và theo dõi biểu hiên. Nếu sau vài ngày, ko có biểu hiện gì mới, nhiều khả năng đó là nguyên nhân của bênh. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ thú y về việc này.
2. Ung thư hoặc u bướu: Cả ung thư và u bướu ( bên trong hoặc ngoài cơ thể) đều có thể phát triển. Những khối u ngoài có thể dễ dàng dc phát hiện bởi những chỗ sưng to phát triển rất nhanh. Những khối u như vậy có thể loại bỏ dc bởi các bác sỹ thú y. Ngược lại, khối u trong cơ thể rất khó phát hiện trong thời kì đầu để dc can thiệp kịp thời. Chiệu trứng là sút cân và dần dần yếu lả đi.
3. Chứng mất cảm giác của cơ thể: hams có thể bị mất cảm giác 1 chân đến nửa người (kéo lê chân) nếu diện tích sống quá eo hep, và ko có đủ bài tập vận động cho nó. Để chữa trị, bạn nên thay bằng 1 cái lồng lớn hơn với đầy đủ bài tập cho nó! Thiếu vitamin D&E cũng là 1 nguyên nhân của bệnh này .
4. Ăn thịt đồng loại: Con mẹ sẽ ănthịt con non nó yếu nhất nếu ko có đủ thức ăn ==> sữa cho lũ con của nó. Bạn nên cho con mẹ ăn đầy đủ, nếu ko nó sẽ tiếp tục giết con non của nó. Hoặc trường hợp thứ 2 là bạn cho 2 con hams trưởng thành vào cùng 1 chuồng => nó đánh nhau. Khi 1 con chết, con kia sẽ ăn thịt xác của kẻ thua cuộc. Lời khuyên là bạn ko để 2 con trưởng thành vào 1 lồng nếu nó ko hợp nhau, đặc biệt là Syrian!
5. Bệnh đục nhân mắt: Bình thường, bệnh này suất hiện ở người lớn tuổi và màng mắt trông trắng đục! Đôi khi đó cũng là triệu trứng của bệnh đái đường. Bệnh này cũng là bệnh do di truyền và ko có cơ hội chữa khỏi. Khi hams nhìn kém, hãy đi quanh lồng để nó thấy bạn và đừng thay đổi sư sắp xếp của đồ vật nha!
6. Cảm cúm: con người có thể truyền virus cảm cúm qua hams. Hams bị cảm có thể nhanh chóng chuyển qua giai đoạn viêm phổi và die! Triệu chứng gồm có hắt hơi, mắt có thể chảy nc, mũi khụt khịt và thân nhiệt cao => bình thường dẫn đến tình trạng hôn mê, ngủ lịm đi. Cho hams uống kháng sinh và phải giữ ấm cho hams là những điều cần thiết nhất. Có 1 cách chữa khá hiệu quả từ xưa của người Anh là sữa ấm, nước hòa với 1 chút mật ong. Nếu sau 2 ngày, bệnh vẫn ko có tiến triển, hãy mang đến bác sĩ thú y. Sút cân, người run lẩy bẩy, răng va lập cập và viêm màng kết sẽ dẫn tới viêm phổi. Lúc này cần dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.
7. Táo bón: Do đường ruột bị tắc bởi những thứ lót lồng ko hợp lý hoặc thiếu nước gây nên. Ko luyện tập, chế độ ăn nghèo nàn và sinh nở => táo bón nốt! 1 nguyên nhân bẩm sinh là do dạ dầy nhỏ. Triệu chứng là bụng phìng ra, có thể bị sa ruột! Đến giai đoạn này thì cho đến ngay bác sĩ thú y
8. Sâu răng: Đồ ngọt, chế độ ăn có quá nhìu carbonhydrates hoặc acid làm mục răng của hamster => răng có vấn đề nặng. Có thể nhận ra bởi sụ ja tăng đột ngột của nước miếng, mặt sưng lên và chán ăn. Cho hams đến bác sĩ để nhổ răng
9. Đái đường: Những giống campell dễ bị bệnh này nhất, nó có khả năng biến thành 1 bệnh di truyền từ mẹ sang con. Lứa tuổi hay bệnh là từ 7-9 tháng tuổi, gây ra bởi chế độ ăn ko hợp lý, lồng quá bẩn và stress. Bị bệnh này, hams uống nc và đi WC liên tục và có thể run lẩy bẩy, thân nhiệt bị hạ thấp => hôn mê. Hãy liên hệ bác sĩ thú y sớm nhất có thể. Mặc dù ko thể chữa bệnh 1 cách triệt để, có thể cải thiện tình hình bằng cách vải thiện đời sống cho nó( dùng đường cho người bị bệnh này nhá), hoa quả tươi cũng rất tốt cho nó.
10. Ỉa chảy (diarrhea): Rất nhiều bạn nhầm ỉa chảy với wet tail. Thật ra ỉa chảy chỉ là 1 triệu chứng của bệnh này( nặng á). Ỉa chảy là kết quả của việc ăn quá nhiều hoa quả tươi, thay đổi đột ngột chế độ ăn hoặc rửa bình nước bằng tảo xanh. Bạn có thể phát hiện ra bệnh này nếu phân của hams có màu sáng hơn bình thường, bụng hơi ướt và bị bẩn. Loại bỏ hết trái cây tươi, cho ăn các loại thức ăn khô( các loại hạt như hướng dương, kê…), bánh mì nướng và nhiều nước. Nếu triệu chứng giảm sau 3-4 ngày, có thể bắt đầu cho ăn lại hoa quả tươi. Nặng hơn => đến petcare.
11. Ko đẻ dc: 1 tình trạng nghiêm trọng khi con mẹ ko sinh con dc. Bị bệnh này khi con mẹ quá béo, hoặc thai quá to, con mẹ sẽ ngất lịm đi, âm đạo chảy máu. Nên đưa đi petcare để có thể kịp thời cứu mẹ-con.
12. Nhiễm trùng tai: Triệu chứng gồm có mất cân bằng, hay nghiêng tai. Đừng lo quá, sau vài ngày dùng kháng sinh dưới sự chỉ đạo của bác sĩ, hams sẽ ổn thôi.
13. Nhiễm kí sinh trùng Sán dây: thường ko có triệu chứng. Sút cân và là nguyên nhân của bệnh ỉa chảy. Ai để lồng bẩn là làm hams bị nhá. Nhớ thay mùn cưa, đồ ăn uống thường xuyên.
14. Mắt sa xuống: Kết quả của những cuộc chiến. Sau 5-7 ngày dùng thuốc kháng sinh => ngon lành ngay( chỉ dẫn của bác sĩ)
15. Bọ chét: từ chó-mèo truyền sang. Bắt chấy cho hams+ tiệt trùng mọi thứ nhá.
16. Tăng nhãn áp (di truyền): mắt sưng phồng, làm gia tăng áp lực lên mắt. Trường hợp này là loại bỏ con mắt đấy thôi!
17. Rụng lông: 1- do yếu tố cơ tự nhiên, thận hoạt động kém dẫn đến rụng lông. 2- do trầy xước khi chạy, do thứ lót cọ xát, chế độ ăn thiếu protein hoặc quá nhìu đồ ăn khô. Tăng hoa quả tươi lên nhá. Chữa trị bằng 1-2 giọt dầu cá hàng ngày hoặc nghiền nát hoa bia cho chúng ăn.
18. Đột quỵ: Khi nhiệt độ lên mức cực đỉnh ( cái này ở VN rất nhiều! ), hams ko thể điều hòa thân nhiệt và có thể bước vào những giấc ngủ sâu! Ban đầu, hams sẽ chảy mồ hôi và lông bết lại.Ở mức độ nặng, hams sẽ trở nên cứng ngắt, nằm bẹp 1 chỗ, throng ko có sự sống. Đến lúc tắm cho hams rồi. Bạn để hams ở chỗ râm mát sau khi tắm nhé!
19. Chân bị tật: Đây là bệnh di truyền từ mẹ sang con có thể xuất hiện ở những con Syrian 6 tháng tuổi. Bệnh ko thể chữa và đừng cho con này sinh sản, nếu ko con non cũng sẽ bị bệnh! Những nguyên nhân khác có thể là rơi ngã, táo bón, dystocia(?, tìm mãi mà cũng chịu ko biết là bệnh gì!) Cầu cứu bác sĩ thú y đi!
20. Vô sinh: Béo phì là nguyên nhân hàng đầu của bệnh này. Thông thường, khi dc giảm béo, chúng sẽ lại sinh sản bình thường! Hãy loại bỏ đồ ngọt, giảm khẩu phần ăn và từ từ cho chúng ăn cà rốt+ cần tây. Để sinh sản dễ dàng, hãy cho con đực nhìu kinh nghiệm love con cái, con đực sẽ vô sinh nếu love quá nhiều. Nên để con đực love con cái 1 lần/ tuần thôi và nghỉ 1 tuần 1 tháng.
21. Bệnh lồng ruột: đây là biến chứng nặnh của wet tail, tiêu chảy hoặc ăn quá nhiều rau quả nhuận tràng( bồ công anh, cúc bạc, rau diếp…) Triệu chứng gồm có đại tiện ra máu, bụng cứng ngắt, thỉnh thoảng ruột sa xuống qua hậu môn. Phẫu thuật là điều cuối cung bạn có thể làm, mặc dù tỉ lệ thành công chỉ có 5%.
22. Bệnh lở ghẻ: Bệnh da liễu cực kì dễ lây gây ra bởi bọ chét. Triệu chứng gồm có gãi liên tục, da dễ bong ra từng mảng 1, có thể rụng lông và có vảy ở mũi, mắt và bộ phận sinh dục. Vì rất dễ lây, nên cần tách riêng với người và các con pets khác! Trường hợp nặng là vô sinh. Vệ sinh thật kĩ tất cả đồ vật hams đã đụng vào và rửa tay bằng xà fong` sau khi chạm. Đưa đến bác sĩ ngay!
23. U nang buồng trứng: u nang thông thường nhiễm phải những con cái chưa bao h sinh sản. Triệu chứng gồm bụng sưng phồng lên và âm đạo gỉ máu => bác sĩ thú y liền nhá.
24. Bệnh ecpect mảng tròn( nấm da): Lại 1 bệnh rất dễ lây do da bị nhiễm trùng! Cái này thì rụng lông và vảy khắp người! Có nguy cơ bị nhất nếu dùng lồng nhựa. Luôn luôn mang găng tay khi bế 1 con bị bệnh này. Tiệt trùng lồng và làm thông thoáng lồng. Mang đến bác sĩ chữa.
25. Co giật: Thường thì hams bị trạng thái shock sau những cú ngã chết người! Triệu chứng gồm có run lẩy bẩy, trông ko có sự sống và hơi thở nặng nề. Xoa bóp hams 1 cách nhẹ nhàng để tăng cường việc lưu thông máu, đặt hams lại lồng và để vào 1 chỗ tối cho hams nghỉ ngơi. Sau 1 h mà vẫn ko có tiến triển thì nên cho đi bác sĩ thú y.
26. Đột quỵ: Hầu hết là những hams lớn tuổi bị trường hợp này (như người á) Nhưng bệnh trở nên đặc biệt nguy hiểm nếu như những con còn trẻ bị! Triệu chứng gồm có mệt mỏi, suy sụp sau khi hoạt động mạnh ( leo trèo, chạy bánh quay…) Hams sẽ chạy ra 1 góc lồng, mất thăng bằng và thỉnh thoảng nghiêng đầu. Hãy đặt chuồng hams vào chỗ yên tĩnh, ấm áp. Khi nó hồi phục, hãy bón cho nó thức ăn và nước( sau đó ko cho bánh quay vào lồng nhá)
27. Wet tail (viêm ruột hồi cấp tính): Ko thể chối cãi rằng wet tail là 1 trong những bệnh nguy hiểm nhất của hamster. Nguyên nhân chủ yếu gồm có stress do thôi cho bú, thay đổi môi trường sống đột ngột, suy dinh dưỡng, lồng bẩn và quá đông đúc. Bệnh từng được quy vào ” bệnh tàu thuyền” do dùng những lồng ko tương xứng, quá đông đúc để vận chuyển hams+ việc qua nhiều môi trường sống khác nhau khiến hams non bị stress tột độ! Wet tail, thật ra là những dạng xấu nhất của ỉa chảy và có thể giết chết hams trong vòng hai ngày bởi mất quá nhiều nước! Hams thường ngủ lịm đi và cuộn cong người lại. Trường hợp xấu nhất là ruột, trực tràng bị xa xuống. Phải liên lạc ngay với bác sĩ thú y ngay từ những biểu hiện đầu tiên của bệnh. Phải để hams trong 1 môi trường thật sạch sẽ, ấm áp và thật thông gió. Vì mất nước là nguyên nhân chính gây ra cái chết cho hams nên phải cho hams thật nhìu thực phẩm lỏng+ uống rất nhiều nước. Trong trường hợp bất khả kháng, bạn có thể cho hams uống 1 chút thuốc chống ỉa chảy, loại ko mùi để hạn chế tình trạng mất nước này. Mọi thứ đồ ăn nên dc bỏ ra trong 24 h đầu, cho hams uống nước thôi, Vitamin B có thể giúp bạn rất nhìu trong hoàn cảnh này. Khi phát hiện hams bị wet tail, lập tức cách ly bởi đây là 1 bệnh dễ lây. Các loại mùn cưa lót lồng nên dc thay thế hàng ngày. Nhớ vệ sinh mọi thứ mà hams bệnh đã nhiễm phải!
Nguồn: (chuothamsterhanoi.com)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến